Ẩm thực sapa – 7 món ngon nhất định phải thử

Ẩm thực Sapa – 7 món ngon nhất định phải thử

Sapa là điểm đến tuyệt vời với cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp, vùng đất sương mù này còn gây ấn tượng với nhiều du khách bằng nền ẩm thực núi rừng với những món ăn ngon và nền văn hóa ẩm thực đậm chất Sapa.

Ẩm thực Sapa rất đa dạng và phong phú. Thế nên để không bỏ lỡ những món ăn ngon nhất, đậm hương vị núi rừng nhất ở đây thì bạn hãy lưu lại ngay bài viết này nhé.

1. Thắng cố

Nhắc đến du lịch Sapa cùng với nền ẩm thực đậm chất Tây Bắc thì không thể không nhắc đến món Thắng Cố nổi tiếng của đồng bào dân tộc Mông tại vùng đất này.

Nếu như ở miền Nam, người ta chuộng phá lấu được nấu từ nội tạng của bò thì trên miền non cao phía Bắc Tổ quốc, món thắng cố cũng phổ biến chẳng kém.

Giữa không khí lạnh của Sapa, ngồi quây quần bên nồi thắng cố nóng hổi thêm phức thì còn gì tuyệt vời hơn cho chuyến du lịch Sapa của bạn

Thắng cố là một món ngon Sapa chế biến chủ yếu từ nội tạng ngựa, một nồi thắng cố có thịt, gan, tim, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị gồm thảo quả, sả, quế chi, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác. Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng như ngồng su hào, cải mèo, cải lẩu… kết hợp với chén rượu ngô nồng ấm. Vốn dĩ bình thường đã ngon đến khi kết hợp cùng nhau lại làm người ta càng thêm say lòng, một cảm giác lâng lâng dễ chịu khó tả, chỉ muốn ăn hoài mà thôi.

2. Cơm lam Tây Bắc

Cơm Lam là món đặc sản không chỉ nổi tiếng riêng gì Tây Bắc mà các tỉnh miền núi khác đều có, nhưng cái đặc biệt là ở mỗi nơi thì hương vị của nó cũng khác nhau và ở Sapa thì cơm lam thực sự phải nói là ngon không có chỗ chê được.

Những ống cơm lam thơm ngon vàng ươm ăn chung với muối vừng và thịt nướng rất là ngon

Người dân Sapa cũng thường coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng. Cơm lam không được nấu bằng nồi niêu bình thường mà dụng cụ nấu ở đây là ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu và khi chín sẽ ăn cùng với thịt nướng hoặc muối vừng.

3. Lạp xưởng hun khói 

Hầu hết du khách đến Sapa đều lựa chọn lạp xưởng hun khói về để thưởng thức và làm quà.

Những xâu lạp xưởng hun khói nhìn vô cùng bắt mắt du khách

Lạp xưởng ở đây rất đặc biệt. Để làm ra món đặc sản Sapa này người ta thường ướp rượu, nước gừng cùng với những gia vị đặc trưng vào trong nguyên liệu chính. Sau đó, những miếng thịt lợn nửa nạc, nửa mỡ ấy sẽ được hun khói trong bếp. Hương thơm của món ăn này thì vô cùng quyến rũ.

4. Gà nướng mắc khén

Mắc khén – hạt dỗi, một trong những gia vị Tây Bắc đã làm nên thương hiệu của vùng đất này. Và khi chế biến món ăn dù là nướng hay làm gì đi nữa thì người dân Sapa phải luôn nêm nếm gia vị này và một trong những món ăn cùng mắc khén nổi tiếng phải kể đến chính là món Gà nướng mắc khén.

 

Món này cùng với cơm lam thì ngon lắm nhé

5. Thịt trâu gác bếp 

Đối với người bản địa, thịt trâu gác bếp dùng để mời khách, trong những ngày đi rừng dài ngày hoặc những ngày mưa không ra ngoài mua được thức ăn. Nhưng đối với du khách thì đây là món ăn không thể thiếu khi đến với Sapa. Món ăn gây ấn tượng bởi hương vị đặc trưng của mắc khén cay nồng khó quên.

Thịt trâu gác bếp dùng với một vắt chanh chấm với mắc khén hạt dồi và nhâm nhi chung rượu thì còn gì bằng

6. Lẩu cá hồi, cá Tầm 

Trong ẩm thực Sapa, cá hồi và cá tầm là hai đặc sản Sapa rất nổi tiếng. Hàm lượng dinh dưỡng của cá cao nên thực khách rất ưa chuộng các món ăn chế biến từ 2 loại cá này, đặc biệt là món lẩu.

Một nồi lẩu nghi ngút khói, xung quanh là rau và cá sẽ khiến không khí ấm áp hơn rất nhiều. Thịt cá chắc, không mỡ, thơm ngon khi ăn cùng với các loại rau tươi ngon của Sapa thì không thể bỏ qua được. Món ăn này đã khiến bao người mê mẩn quay lại thưởng thức.

7. Lợn bản cắp nách

Món ăn có cái tên hài hước “Lợn bản cắp nách“ Là món ngon Sapa mà thực khách không thể bỏ lỡ khi đến đây.

Nguyên liệu chính của lợn bản là lợn Mường ở Sapa được nuôi trong một số gia đình ít người, chúng thường ăn các loại thức ăn của núi rừng, thả tự nhiên nên thịt rất thơm ngon, săn chắc.

Mùi thơm của khói gỗ quyện với mật ong bên ngoài khiến thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của món ăn này. Miếng thịt mềm, ngon ngọt bọc trong lớp da đã trở nên giòn rụm, chỉ nhìn thôi đã thấy bụng đói cồn cào. Thịt đầy đặn, từ ngoài vào trong có lớp da giòn, sau đó là lớp thịt nạc mềm, ngọt, dày chưa đến 2 cm; và trong cùng là xương rất nhỏ và mềm, có thể ăn chung.

Thực khách có thể ăn kèm với thịt lợn cắp nách quay với cơm hoặc thưởng thức riêng, nhâm nhi thêm chút rượu ngô, rượu táo mèo, nhậu qua đêm trong tiết trời se lạnh

Xem thêm : Sapa ăn ở đâu? Top 5 quán ăn nổi tiếng ở Sapa

 

Sưu Tầm : Wiki Travel

 

Bài viết liên quan