Khám phá những món ăn đậm hương vị của núi rừng

Khám phá những món ăn mang đậm hương vị của núi rừng

Ẩm thực là một phần không thể thiếu của cuộc sống trong nhu cầu của con người. Không đơn thuần là ăn uống để tồn tại mà cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Ăn uống cũng một phần trải nghiệm và chúng ta dần tìm về những món ăn mới lạ, thú vị và trong đó ẩm thực mang đậm hương vị của núi rừng hoang dã đang rất được các bạn trẻ yêu thích đặc biệt là những bạn có đam mê du lịch bụi, thích khám phá hòa mình vào cuộc sống của núi rừng.

Hãy cùng chúng tôi khám phá những món ăn mang đậm hương vị của núi rừng dưới đây nhé. Chắn chắn có vài món ăn bạn sẽ quen thuộc nhưng cũng cũng những món bạn chưa nghe bao giờ và nó cũng không kém phần thú vị và đặc sắc.

Nộm gà tía tô

Nộm gà tía tô là một món ăn của đồng bào người Dao ở Tây Bắc. Tuy không quá đặc sắc nhưng lại đặc biệt chú trọng ở khâu lựa chọn nguyên liệu. Với món thịt gà, nếu như dân tộc Thái có món gà nướng, gà hun khói…, thì với dân tộc Dao lại ưa chuộng món nộm gà tía tô với cách chế biến đơn giản mà đậm đà hương vị của núi rừng. Từ những nguyên liệu dễ kiếm dễ làm món nộm gà tía tô xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm của đồng bào dân tộc Dao. Khẩu vị của bà con chuộng những hương vị quen thuộc và cũng chẳng đòi hỏi sự cầu kỳ trong cách chế biến.

Nộm gà tía tô Tây Bắc, một món ăn khá là ngon và đặc sắc

Để làm nộm gà tía tô.Trước hết phải chọn loại gà ri nuôi chừng 5-7 tháng, trọng lượng chỉ hơn 1 kg. Gà được làm sạch, rửa qua bằng rượu trắng để khử mùi hôi, sau đó đem luộc trên bếp củi, đun lửa cháy đượm, đủ nhiệt thì thịt gà mới chín mềm và ngọt thịt.

Gà sau khi luộc để nguội thì đem chặt miếng vừa ăn rồi trộn đều cùng lá tía tô, rau húng, hành hoa, rau răm thái nhỏ, thêm gia vị vừa ăn. Món này sẽ không đủ vị nếu như thiếu đi một chút bột mịn, được người chế biến dùng dao sắc cạo từ vỏ cây dổi, hơ hóng trên than hồng, rắc lên giúp làm dậy mùi thơm ngon, hấp dẫn của món ăn. Tùy sở thích từng gia đình mà nộm gà tía tô sau khi chế biến cứ thế được bày lên đĩa hoặc bỏ vào bát tô, chan thêm nước luộc gà để thưởng thức.

Tuy chưa phải món ăn đặc biệt hay đặc sản khó kiếm, nhưng nộm gà tía tô vẫn luôn được coi là một phần không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Dao.

Cơm lam

Cơm lam mà một món ăn nổi tiếng, thường được các du khách gọi món mỗi khi du lịch lên những vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên,…

Món cơm này bắt nguồn từ đồng bào miền núi, có những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Vì vậy cách làm của nó cũng không hề cầu kỳ.

Cơm làm là một món ăn đặc trưng không thể thiếu cho chuyến đi du lịch lên miền cao nguyên của bạn

Sau khi vo sạch và ngâm khoảng 5 đến 6 tiếng, gạo nếp sẽ được đồ vào những ống nứa non cùng với nước.Cơm lam ngon nhất là khi nước nấu gạo được dùng là nước ở chính bên trong những ống nứa. Sau đó, người dân sẽ dùng những cuộn lá dong, hoặc lá chuối để nút chặt một đầu rồi bắt đầu nhóm lửa bằng củi.

Khi làm, ống cơm sẽ được nướng xoay liên tục, đều tay trên lửa. Lam cơm được một lúc, họ sẽ dùng tay ấn để kiểm tra độ mềm và chín của hạt cơm. Một cách khác để nhận biết thời gian cơm chín, là khi lớp vỏ nứa cháy tạo thành lớp than mỏng, phủ xung quanh ống nứa, và có mùi thơm ngào ngạt của cơm nếp.

Món cơm này cho đến ngày nay đã trở nên nổi tiếng hơn nhờ cách nấu dân dã, nhanh, tiện lợi mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của hạt gạo. Từ “lam” trong cơm lam có nghĩa là nướng. Hi vọng bạn bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về món cơm lam – “đặc sản” của những người con núi rừng.

Gà Nướng mắc khén 

Mắc khén là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của Tây Bắc, nhất là các món nướng. Nhắc đến các món nướng ở Tây Bắc mà không có món gà nướng mắc khén thì quả là thiếu sót.

Gà nước mắc khén mang hương vị đặc trưng của một loại gia vị nổi tiếng ở Tây Bắc

Ở vùng Tây Bắc người Thái gọi món này là “cay pỉnh” có nghĩa là gà nướng. Món gà nướng của người Thái Tây Bắc được ưa thích có lẽ bởi hương vị đặc biệt tạo nên từ hạt mắc khén.

Gà nướng ướp với mắc khén cùng rất nhiều loại gia vị, rau thơm, khiến món ăn ngon khó cưỡng, đã ăn một lần là nhớ mãi.

Thịt lợn cắp nách quay

Lợn cắp nách được thả rông ngoài đồi và tự kiếm ăn với thức ăn chủ yếu là lá cây, rễ, củ hay côn trùng nên phải nuôi cả năm trời chúng cũng chỉ nặng 10 – 20 kg chứ không như lợn ở miền xuôi.

Từ thịt lợn cắp nách người ta có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản: hấp, xào, nướng hay giả cầy,…

Lợn cắp nách thường có bì dày, thịt chắc và rất ít mỡ nên ăn không lo bị ngất. Để thịt lợn cắp nách thêm đậm đà và ngon hơn thì nên ăn kèm với loại lá đặc trưng tạo nên một hương vị đặc trưng của vùng cao Tây Bắc mà không thể trộn lẫn ở bất cứ nơi nào

Thịt trâu gác bếp

Là món ăn đặc sản miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên…Thịt trâu trước khi để lên gác bếp đã được tẩm ướp gia vị cho đến khô, một món ăn nổi tiếng của người dân tộc vùng cao trong dịp năm mới. Món ăn độc đáo dịp tết mà hấp dẫn mà hiện nay xuống cả miền xuôi.

Thịt trâu gác bếp là một phần không thể thiếu của nét văn hóa ẩm thực đồng bào miền núi

Vào dịp Tết, người miền núi thường có phong tục giết nguyên một con trâu, bò hay lợn chế biến thành nhiều món khác nhau để ăn mừng năm mới. Hình thức phơi gác bếp cũng là cách để người dân bảo quản thực phẩm dùng trong thời gian dài hơn. Từ cách chế biến đó cùng những loại gia vị đặc trưng đã làm nên món ăn đặc sản khó quên. Thịt trâu dai dai cay cay ăn lai rai vô cùng hấp dẫn.

Rêu đá nướng

Rêu đá nướng. Một món ăn đặc sản, lạ lùng của người Thái tại vùng Lai Châu nước ta.

Bó rêu xanh mướt được lấy từ ở suối về trước khi chế biến

Từ những đám rêu xanh mướt, được đập rửa sạch rồi qua những bàn tay kheo léo của các bà, các chị  có thể nắm rêu lại từng nắm rồi cho vào kẹp tre nướng trên than hồng, hoặc túm rêu vào miếng lá chuối tươi, lá dong tươi vừa mới cắt ngoài vườn về nướng trên than hồng.

Rêu đá sau khi chế biến

Một món ăn tuy lạ và khó ăn đối với người mới thử, nhưng lại thu hút rất nhiều người tới ăn thử những lần tiếp theo.

 

Món nậm Pịa

Là một món ăn đặc sản Mộc Châu, Sơn La, nậm pịa khá đặc biệt bởi mùi vị và màu sắc.

Tuy  nhiên không phải vị khách nào khi du lịch đến Mộc Châu cũng đủ dũng cảm để thưởng thức món ăn này, tuy nhiên đây lại là món ăn yêu thích của người dân vùng cao.

Không phải ai cũng can đảm để thưởng thức món ăn độc đáo này đâu nhé

Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê. Khi ăn thường kèm với hoa chuối, lá bạc hà… Nậm pịa là mồi nhậu thứ thiệt cho phái mày râu ở bản cao trong các phiên chợ ngày lạnh.

Bài viết liên quan